Nhiều anh chị, sau khi có ý tưởng thì yêu ngay và rất sâu. Bắt đầu đi vay mượn bạn bè, đầu tư sản xuất cả tỉ đồng, hì hục R&D sản phẩm cả vài năm. Để rồi sau đó đâm lao thì phải theo lao. Theo thêm vài năm nữa.
Sau khi đầu tư dự án gần nửa tỷ thất bại tạm thời (gọi vậy đi cho an ủi), tôi dừng lại tự hỏi rốt cục mình sai ở đâu?
Đến cả a bên Quỹ IDG còn khen em đã làm đúng quy trình từ xác định market size, chiến lược sản phẩm, tới địa điểm – những yếu tố gây khó khan trong ngành… nhưng anh bảo cần phải xem thêm yếu tố thị trường cạnh tranh quá. Lúc đó tôi nghĩ tôi quá hiểu thị trường. Tôi có sản phẩm tốt, tôi có khác biệt hóa, ngon hơn, sạch hơn, pro hơn… Tôi ung dung ra trận và bị đánh cho te tua dù có 2 cố vấn từ bên quỹ review dự án theo tuần.
Mãi sau này, tôi mới nhận ra một cách rõ ràng nhất, tôi đã vào thị trường quá sớm, định vị chưa rõ ràng. Kiểu yếu mà ra gió thì sẽ sớm bị gió thổi bay.
Yếu tố timing chưa đủ chín (dù lúc đó tôi nghĩ chin rồi và cũng có tính đến yếu tố này, nó quyết định 50% thành công của dự án theo kết quả nghiên cứu từ 200 công ty lớn nhất youtube, uber, airnb… video này trên TED.com https://www.ted.com/…/bill_gross_the_single_biggest_reason_…)
Ngành tôi chọn, đang ở giai đoạn dù không còn mới, nhưng sản phẩm của tôi đi về sạch, nguồn gốc thực phẩm rõ ràng. Nhưng mọi người lại luôn chọn và lấy yếu tố giá rẻ, ngon làm tiêu chí chọn sản phẩm (70% chọn yếu tố này đầu tiên) vì vậy nên tôi vẫn phải giáo dục thị trường nhiều và những sản phẩm như vậy chỉ thực sự dành cho đại gia.
Nếu nhìn theo bức tranh sản phẩm của tôi đang ở dấu hỏi. Sác xuất từ dấu hỏi lên ngôi sao là tỉ lệ chết của startup mà chúng ta hay nghe nói con số 90%. Bạn sẽ giảm thiểu tỉ lệ chết này xuống còn 20 -30% nếu bạn thay đổi chiến thuật và vào từ ngôi sao. Đa số chúng ta đều bắt đầu sai.
Vậy làm thế nào để kiểm tra thị trường cho ý tưởng của bạn: market size bao nhiêu (cái này cần GUT felling của thầy Chánh: khi các bạn làm nhiều bạn sẽ có kĩ năng để tính toán market size cho một dự án mà không cần đặt bút viết) , nó đang ở giai đoạn nào của PLC (Product circle Life – chu kì sản phẩm), có cách nào để mình xâm nhập thị trường không? Ai là đối tượng khách hàng tiền tiêu – người nào mình sẽ "dễ bào" túi tiền của họ nhất?
Để khảo sát ý tưởng, có rất nhiều cách. Tôi xin đề xuất 3 cách sau dựa trên tinh thần khởi nghiệp tinh gọn: Nhanh, ít tốn chi phí.
Desk research: Reseach bằng máy tính. Bạn có thể google để tìm ra sản phẩm đó có công ty nào làm chưa?
+ Rồi. Tôi sẽ ở đâu trong thị trường, có cạnh tranh với ai không? Công ty tôi chui vô ngách hay sẽ phải đối diện trực tiếp?. Nếu đối đầu trực tiếp với đối thủ, tôi có gì khác biệt không? Khác biệt đó có đủ làm lợi thế bền vững hay chỉ tạm thời, chỉ cần đối thủ vẩy tay một cái khiến doanh nghiệp của tôi trở thành một đống sắt vụn mà tôi là ông chủ hàng tồn kho kiêm buôn đồng nát.
+ Chưa. Chưa thì tại sao? Hay đã có người làm và họ đã chết do sản phẩm khó bán? Thị trường đó xanh lè hay thực ra đỏ lét vì xác đối thủ? Tôi từng biết nhiều câu chuyện chết chỉ vì tưởng thị trường còn xanh như mảng sơn chống muỗi,… Đừng lầm tưởng giữa thị trường ngách với market size quá nhỏ.
Key word planner: Chiêu này tôi học được khi học khóa Marketing của thầy Tuấn Hà – Vinalink. Nếu search thấy lượng tìm kiếm cao thì sản phẩm đó có thị trường. Tuy nhiên nó chỉ đúng trên mặt trận online, tức những sản phẩm có khả năng bán online. Cái gì cũng cần suy xét thêm nhiều khía cạnh để có kết quả khác quan nhất. Nhưng hiện nay thói quen e shopping đang phát triển khá mạnh. Đến cả thời trang ngành khó nhất cần thử ướm họ còn bán online được thì đa số các mặt hàng đều có thể bán online. Nên đây cũng là một công cụ tốt có thể tham khảo.
Facebook ads: Tôi có thể up hình sản phẩm lên rồi chạy để xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ tôi chạy facebook ad để tìm Ai sẽ là khách mua Rong biển nhập khẩu Meli từ Hàn Quốc, với giá sỉ = 40% siêu thị nhưng chất lượng lại cao hơn qua phân tích sơ bộ từ Facebook ads.
Ban đầu, tôi vẽ khách hàng mục tiêu trong đầu : Khách nữ, là dân văn phòng trẻ trẻ vì hay thích ăn cơm chay (vì bản thân tôi mỗi lần ăn chay đều cuộn rong biển để bổ sung vi chất), sushi, quan tâm tới sức khỏe vì rong biển giúp bổ sung i ốt - dù có ăn muối i ốt, VN có vẫn 60% phụ nữ bị bứu cổ như thường vì khi nấu muối I ốt bị bay hơi. Nhưng báo đài vẫn tuyên truyền cần ăn muối I ốt.
Hôm qua tôi chạy test nữ từ 18 - 45, reach tối đa. Hôm nay mở bảng báo cáo kết quả thì thấy, hóa ra mình đoán sai.
- Khách hàng quan tâm click vào Link, đến 80% là khách có tuổi từ 13-17. Con số này không phải vô lý. Hôm tôi đi khảo sát trong Vinmart thì đụng 2 cô bé teen teen đi mua rong biển, rồi khi tôi có thử nói chuyện với một số khách hàng thì đa số con họ hay cuộn cơm để ăn.
-3,933 lượt reach thì Có 25 click vô link thì có 5 người ở Hà Nội. => Dân HN có vẻ sành ăn hơn dân SG. Hoặc giá ngoài đó đang cao. Hoặc vì lí do nào đó. Nhưng Tôi đang suy nghĩ tôi sẽ làm gì tiếp theo? Có thể cân nhắc đi thị trường này trước nếu điều kiện cho phép.
Sau đó thì hãy
Test sản phẩm thật với chi phí nhỏ nhất. Hãy làm ra sản phẩm và đi bán chỉ với chi phí nhỏ nhất thậm chí chỉ vài trăm nghìn. Và hãy luôn tìm cách xâm nhập tìm hiểu ngành từ thị trường chứ không phải từ sản xuất. Ví dụ nếu anh muốn làm công ty sản xuất bánh, hãy đi nhập bánh về bán hoặc đi làm sale. Rồi anh mới am hiểu thị trường coi sản phẩm gì đang bán chạy, sản phẩm gì nhu cầu có mà chưa ai làm? Rồi học cách kênh phân phối người ta xây sao? Việc này có thể học sau nhưng ban đầu thì nên đi bán hàng, lại gần thị trường trước khi thiết kế sản phẩm. Nếu đã biết chính xác thị trường có nhu cầu đó rồi, market size ổn thì có thể bắt đầu quy trình sản xuất tinh gọn. Đầu tư vài kg bột, mượn máy móc hoặc làm thủ công để ra sản phẩm trong 1 ,2 ngày rồi đi bán. Bán ổn sau đó mới đầu tư máy móc hoặc liên doanh liên kết với bên nào đó để ra sản phẩm. Nếu khi tôi đi mời liên doanh, đầu tư mà không mấy ai thấy hứng thú thì tôi sẽ xem lại cái ý tưởng đó nó có thể còn những vấn đề lớn gì. (ví dụ thị trường quá mới, market size quá nhỏ…) mỗi cơ hội hỏi và xin ý kiến là một góc nhìn khác.
Sau khi làm market research khoảng tối đa là 1 tháng, anh đã biết sơ sơ sản phẩm của mình nằm ở đâu trong PLC. Và startup tiền ít, chỉ nên bắt đầu tham gia ở duy nhất 1 ô (ngôi sao) để có cơ hội sống sót cao nhất trước khi có thể trở thành một ngôi sao thực sự trên bầu trời của riêng mình.
Chúc các anh chị may mắn trở về và trở thành ngôi sao trên bầu trời của riêng mình.
Link bài viết:
ĐO THỊ TRƯỜNG CHO Ý TƯỞNG CHỈ VỚI 200,000 ĐỒNG?
Sau khi đầu tư dự án gần nửa tỷ thất bại tạm thời (gọi vậy đi cho an ủi), tôi dừng lại tự hỏi rốt cục mình sai ở đâu?
Đến cả a bên Quỹ IDG còn khen em đã làm đúng quy trình từ xác định market size, chiến lược sản phẩm, tới địa điểm – những yếu tố gây khó khan trong ngành… nhưng anh bảo cần phải xem thêm yếu tố thị trường cạnh tranh quá. Lúc đó tôi nghĩ tôi quá hiểu thị trường. Tôi có sản phẩm tốt, tôi có khác biệt hóa, ngon hơn, sạch hơn, pro hơn… Tôi ung dung ra trận và bị đánh cho te tua dù có 2 cố vấn từ bên quỹ review dự án theo tuần.
Mãi sau này, tôi mới nhận ra một cách rõ ràng nhất, tôi đã vào thị trường quá sớm, định vị chưa rõ ràng. Kiểu yếu mà ra gió thì sẽ sớm bị gió thổi bay.
Yếu tố timing chưa đủ chín (dù lúc đó tôi nghĩ chin rồi và cũng có tính đến yếu tố này, nó quyết định 50% thành công của dự án theo kết quả nghiên cứu từ 200 công ty lớn nhất youtube, uber, airnb… video này trên TED.com https://www.ted.com/…/bill_gross_the_single_biggest_reason_…)
Ngành tôi chọn, đang ở giai đoạn dù không còn mới, nhưng sản phẩm của tôi đi về sạch, nguồn gốc thực phẩm rõ ràng. Nhưng mọi người lại luôn chọn và lấy yếu tố giá rẻ, ngon làm tiêu chí chọn sản phẩm (70% chọn yếu tố này đầu tiên) vì vậy nên tôi vẫn phải giáo dục thị trường nhiều và những sản phẩm như vậy chỉ thực sự dành cho đại gia.
Nếu nhìn theo bức tranh sản phẩm của tôi đang ở dấu hỏi. Sác xuất từ dấu hỏi lên ngôi sao là tỉ lệ chết của startup mà chúng ta hay nghe nói con số 90%. Bạn sẽ giảm thiểu tỉ lệ chết này xuống còn 20 -30% nếu bạn thay đổi chiến thuật và vào từ ngôi sao. Đa số chúng ta đều bắt đầu sai.
Vậy làm thế nào để kiểm tra thị trường cho ý tưởng của bạn: market size bao nhiêu (cái này cần GUT felling của thầy Chánh: khi các bạn làm nhiều bạn sẽ có kĩ năng để tính toán market size cho một dự án mà không cần đặt bút viết) , nó đang ở giai đoạn nào của PLC (Product circle Life – chu kì sản phẩm), có cách nào để mình xâm nhập thị trường không? Ai là đối tượng khách hàng tiền tiêu – người nào mình sẽ "dễ bào" túi tiền của họ nhất?
Để khảo sát ý tưởng, có rất nhiều cách. Tôi xin đề xuất 3 cách sau dựa trên tinh thần khởi nghiệp tinh gọn: Nhanh, ít tốn chi phí.
Desk research: Reseach bằng máy tính. Bạn có thể google để tìm ra sản phẩm đó có công ty nào làm chưa?
+ Rồi. Tôi sẽ ở đâu trong thị trường, có cạnh tranh với ai không? Công ty tôi chui vô ngách hay sẽ phải đối diện trực tiếp?. Nếu đối đầu trực tiếp với đối thủ, tôi có gì khác biệt không? Khác biệt đó có đủ làm lợi thế bền vững hay chỉ tạm thời, chỉ cần đối thủ vẩy tay một cái khiến doanh nghiệp của tôi trở thành một đống sắt vụn mà tôi là ông chủ hàng tồn kho kiêm buôn đồng nát.
+ Chưa. Chưa thì tại sao? Hay đã có người làm và họ đã chết do sản phẩm khó bán? Thị trường đó xanh lè hay thực ra đỏ lét vì xác đối thủ? Tôi từng biết nhiều câu chuyện chết chỉ vì tưởng thị trường còn xanh như mảng sơn chống muỗi,… Đừng lầm tưởng giữa thị trường ngách với market size quá nhỏ.
Key word planner: Chiêu này tôi học được khi học khóa Marketing của thầy Tuấn Hà – Vinalink. Nếu search thấy lượng tìm kiếm cao thì sản phẩm đó có thị trường. Tuy nhiên nó chỉ đúng trên mặt trận online, tức những sản phẩm có khả năng bán online. Cái gì cũng cần suy xét thêm nhiều khía cạnh để có kết quả khác quan nhất. Nhưng hiện nay thói quen e shopping đang phát triển khá mạnh. Đến cả thời trang ngành khó nhất cần thử ướm họ còn bán online được thì đa số các mặt hàng đều có thể bán online. Nên đây cũng là một công cụ tốt có thể tham khảo.
Facebook ads: Tôi có thể up hình sản phẩm lên rồi chạy để xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ tôi chạy facebook ad để tìm Ai sẽ là khách mua Rong biển nhập khẩu Meli từ Hàn Quốc, với giá sỉ = 40% siêu thị nhưng chất lượng lại cao hơn qua phân tích sơ bộ từ Facebook ads.
Ban đầu, tôi vẽ khách hàng mục tiêu trong đầu : Khách nữ, là dân văn phòng trẻ trẻ vì hay thích ăn cơm chay (vì bản thân tôi mỗi lần ăn chay đều cuộn rong biển để bổ sung vi chất), sushi, quan tâm tới sức khỏe vì rong biển giúp bổ sung i ốt - dù có ăn muối i ốt, VN có vẫn 60% phụ nữ bị bứu cổ như thường vì khi nấu muối I ốt bị bay hơi. Nhưng báo đài vẫn tuyên truyền cần ăn muối I ốt.
Hôm qua tôi chạy test nữ từ 18 - 45, reach tối đa. Hôm nay mở bảng báo cáo kết quả thì thấy, hóa ra mình đoán sai.
- Khách hàng quan tâm click vào Link, đến 80% là khách có tuổi từ 13-17. Con số này không phải vô lý. Hôm tôi đi khảo sát trong Vinmart thì đụng 2 cô bé teen teen đi mua rong biển, rồi khi tôi có thử nói chuyện với một số khách hàng thì đa số con họ hay cuộn cơm để ăn.
-3,933 lượt reach thì Có 25 click vô link thì có 5 người ở Hà Nội. => Dân HN có vẻ sành ăn hơn dân SG. Hoặc giá ngoài đó đang cao. Hoặc vì lí do nào đó. Nhưng Tôi đang suy nghĩ tôi sẽ làm gì tiếp theo? Có thể cân nhắc đi thị trường này trước nếu điều kiện cho phép.
Sau đó thì hãy
Test sản phẩm thật với chi phí nhỏ nhất. Hãy làm ra sản phẩm và đi bán chỉ với chi phí nhỏ nhất thậm chí chỉ vài trăm nghìn. Và hãy luôn tìm cách xâm nhập tìm hiểu ngành từ thị trường chứ không phải từ sản xuất. Ví dụ nếu anh muốn làm công ty sản xuất bánh, hãy đi nhập bánh về bán hoặc đi làm sale. Rồi anh mới am hiểu thị trường coi sản phẩm gì đang bán chạy, sản phẩm gì nhu cầu có mà chưa ai làm? Rồi học cách kênh phân phối người ta xây sao? Việc này có thể học sau nhưng ban đầu thì nên đi bán hàng, lại gần thị trường trước khi thiết kế sản phẩm. Nếu đã biết chính xác thị trường có nhu cầu đó rồi, market size ổn thì có thể bắt đầu quy trình sản xuất tinh gọn. Đầu tư vài kg bột, mượn máy móc hoặc làm thủ công để ra sản phẩm trong 1 ,2 ngày rồi đi bán. Bán ổn sau đó mới đầu tư máy móc hoặc liên doanh liên kết với bên nào đó để ra sản phẩm. Nếu khi tôi đi mời liên doanh, đầu tư mà không mấy ai thấy hứng thú thì tôi sẽ xem lại cái ý tưởng đó nó có thể còn những vấn đề lớn gì. (ví dụ thị trường quá mới, market size quá nhỏ…) mỗi cơ hội hỏi và xin ý kiến là một góc nhìn khác.
Sau khi làm market research khoảng tối đa là 1 tháng, anh đã biết sơ sơ sản phẩm của mình nằm ở đâu trong PLC. Và startup tiền ít, chỉ nên bắt đầu tham gia ở duy nhất 1 ô (ngôi sao) để có cơ hội sống sót cao nhất trước khi có thể trở thành một ngôi sao thực sự trên bầu trời của riêng mình.
Chúc các anh chị may mắn trở về và trở thành ngôi sao trên bầu trời của riêng mình.
Link bài viết:
ĐO THỊ TRƯỜNG CHO Ý TƯỞNG CHỈ VỚI 200,000 ĐỒNG?
コメント